Image default
Tư vấn

Bệnh trĩ ngoại, chữa trị bệnh trĩ ngoại tận gốc

Bước vào tuổi trường thành dù nam hay nữ bạn cũng đều phải cảnh giác với bệnh trĩ ngoại, đây là bệnh hình thành do tác động từ nhiều yếu tố, bệnh tuy không nguy hiểm về tính mạng nhưng là nỗi lo sợ của hầu hết người bệnh. Bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc về Bệnh trĩ ngoại, phòng và điều trị bệnh.

Bệnh trĩ ngoại, chữa trị bệnh trĩ ngoại tận gốc
Bệnh trĩ ngoại, chữa trị bệnh trĩ ngoại tận gốc

Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại như hình trên

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết bệnh trĩ ngoại, phòng và điều trị bệnh nên được thực hiện càng sớm thì càng tốt. Phải tích cực phòng bệnh trước và sau điều trị, điều trị cũng phải vừa kịp thời vừa đúng phương pháp. Muốn như thế thì cần thiết mỗi chúng ta phải hiểu biết được bệnh trĩ ngoại là gì, biểu hiện rồi nguyên nhân của bệnh thế nào.

Bệnh trĩ ngoại là gì?
Là một trong 3 loại bệnh trĩ (trị nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp) trĩ ngoại cũng giống với 2 loại trĩ kia nó cũng hình thành từ hậu quả của chứng giãn tĩnh mạch vùng trực tràng – hậu môn. Sự căng giãn quá mức của tĩnh mạch khiến máu lưu thông bị tắc nghẽn, dồn ứ lại tạo lên búi trĩ – những “cục thịt mềm” được da che phủ.

Nhận biết bệnh trị ngoại thế nào?
– Thứ nhất, vùng rìa hậu môn, phía dưới đường lược xuất hiện búi phồng màu sẫm, bề mặt khô, ấn vào mềm, bao bọc bằng một lớp da.

– Thứ hai, búi trĩ ngoại có thể sờ và quan sát thấy được nhưng lại không thể đưa chúng vào bên trong.

– Thứ ba, búi trĩ ngoại nếu có huyết khối sẽ có màu tím sẫm, ấn tay vào thấy đau, cứng, sau 10-14 ngày huyết khối bị sơ hóa và tạo thành mẩu da thừa.

Hiện tại Việt Nam là nước có số lượng mắc trĩ thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á, bệnh nhân mắc trĩ tăng lên mỗi ngày và xu hướng này tăng cao những người tuổi còn trẻ, làm việc văn phòng do phải ngồi quá lâu mỗi ngày.

Đó chỉ là trên nghiên cứu thực tế, so với những đối tượng làm những công việc khác, phải ngồi quá nhiều một chỗ, vì thế ngoài tính chất công việc ảnh hưởng đến sự hình thành các búi trĩ ngoại thì thủ phạm của bệnh trĩ ngoại còn do những yếu tố sau:

Táo bón kinh niên: những người thường ngày vẫn hay bị táo bón, đại tiện khó khăn, luôn cần rặn nhiều thì tĩnh mạch hậu môn sẽ luôn trong tình trạng căng giãn bởi áp lực quá lớn, trĩ ngoại rất dễ hình thành.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không

Bệnh trĩ là gì – Thế nào là bệnh trĩ ?

Chế độ ăn: Trĩ ngoại hình thành có liên quan mật thiết tới chế độ ăn của người bệnh bởi trực tràng là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa, phân sẽ đi ra từ đây. Như vậy nếu ăn nhiều đồ cay nóng bạn sẽ bị táo bón và bạn có thể bị trĩ ngoại.

Những nguyên nhân khác: phụ nữ mang thai, người cao tuổi, thói quen sinh hoạt, căng thẳng tinh thần, thức quá khuya…

Phòng bệnh trĩ ngoại bằng biện pháp gì?
Không bao giờ bạn được cho mình xếp vào những đối tượng ít vận động đâu nhé! Dù công việc phải ngồi hay đứng quá lâu, tính chất công việc là thế vì vậy bạn nên nghĩ cách khắc phục chúng. Nếu phải ngồi nhiều, thỉng thoảng sau khoảng 1 tiếng bạn hãy đứng dậy đi lấy nước uống, đứng 5 phút sẽ giúp tĩnh mạch giảm bớt áp lực. Khi về nhà bạn cũng tránh ngồi thêm quá nhiều nữa nhé! Tốt nhất bạn nên có thời gian tập thể thao mỗi ngày.

Điều chỉnh tích cực về thói quen ăn uống của bạn. Thêm vào “menu” bữa ăn mỗi ngày rau xanh, hoa quả, thực phẩm nhiều chất xơ…Uống nhiều nước và bớt đi những đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị cay, tất nhiên là bạn hạn chế cả bia rượu, café nữa.

Đi đại tiện hàng ngày, tạo thói quen đi cầu vào một thời điểm, những lần sau đó bạn sẽ không còn gặp khó khăn khi đại tiện nữa. Cách làm này giúp phòng chống bệnh trĩ ngoại rất hiệu quả.

Luôn luôn vệ sinh hậu môn thật sạch bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn, dễ bị viêm nhiễm và có thế dẫn đến các mụn họt, phù thũng hình thành.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách nào tốt?
Nếu như với bệnh trĩ nội tùy theo các mức độ của bệnh trĩ mà có thể áp dụng được tất cả các phương pháp điều trị (nội khoa, dùng thủ thuật chích xơ, thắt búi trĩ, làm đông bằng nhiệt và cắt trĩ) thì với bệnh trĩ ngoại chỉ áp dụng được hai phương pháp là phương pháp nội khoa – dùng thuốc và phương pháp ngoại khoa – cắt trĩ.

Bệnh trĩ ngoại cũng căn cứ vào từng loại và tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ có những điều trị phù hợp:

– Trĩ ngoại do tắc mạch máu: búi trĩ hình ô van, cứng và đau tức do mạch máu bị tắc vỡ và hình thành nhiều cục máu nhỏ ẩn dưới da.

– Trĩ ngoại do viêm: viêm nhiễm và tạo nên búi trĩ thường gặp là tại nếp gấp hậu môn.

– Trĩ ngoại do tổ chức kết đế: búi trĩ giống mảnh da thừa do nếp gấp hậu môn phình to và mô kết đế tăng sinh.

– Trĩ ngoại do tĩnh mạch phình gập: là tĩnh mạch bị gấp khúc nên tạo thành búi trĩ, cũng có cả chỗ tắc máu và tổ chức kết đế.

Điều trị bằng nội khoa – dùng thuốc các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại giai đoạn nhẹ. Các búi trĩ mới chớm thì dùng dạng thuốc uống, thuốc đặt đều có tính chất làm tăng tính thẩm thấu, tăng độ bền vững của thành mạch, giảm sưng nề, đặc biệt thuốc còn có tác dụng cầm máu.

Với trĩ ngoại nặng, trĩ ngoại có huyết khối làm bệnh nhân đau đớn thì cắt trĩ cần phải được tiến hành nhanh chóng. Cắt trĩ bằng việc bóc tách, lấy đi huyết khối và phần da bao bọc bên trên trên nguyên tắc bảo tồn cơ thắt trong. Hiện nay Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT và PPH là kỹ thuật hiện đại nhất, mang lại thành công cao. Thủ thuật cắt trĩ đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và chính xác hơn nhiều khi thực hiện trên kỹ thuật này.

Tiến hành tiểu phẫu cắt trĩ cần phải thực hiện bởi bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm và cơ ở y tế chất lượng để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.

Xem thêm

  • Làm sao để phân biệt được đá massage tốt với đá kém chất lượng

Related posts

Không gian sống động trong bộ ảnh kỷ yếu cấp 2: Tại sao bạn nên bỏ qua những bức ảnh chụp tự sướng?

Xe Honda Super Cub 50: sự lựa chọn hoàn hảo cho các bậc phụ huynh

Các mô hình giá Price Action phổ biến nhất hiện nay