Image default
Tư vấn

DN đã biết quy định của pháp luật về thuế GTGT?

Thuế GTGT không chỉ góp phần tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước mà còn giúp cơ quan thuế quản lý thu thuế dễ dàng hơn các loại thuế trực thu do không phải đi sâu xem xét hay phân tích về tính hợp lý của thuế. Bên cạnh các quy định về thuế thu nhập cá nhân, quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, quy định về thời hạn nộp thuế,… doanh nghiệp nên dành sự quan tâm đối với quy định về thuế GTGT bởi đây là loại rất thuế quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu một số quy định của pháp luật về thuế GTGT thông qua bài viết sau đây.

1. Khái niệm

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung 2013, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế GTGT hiện nay đã được áp dụng rộng rãi trên thị trường ở hầu như toàn bộ các nước trên thế giới (khoảng 130 quốc gia).

thuế GTGT

2. Đối tượng chịu thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung 2013 và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua ở nước ngoài), không bao gồm các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Người nộp thuế GTGT (đại diện các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp hàng hóa, dịch vụ) chỉ thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Khi mua bán sẽ tính thêm vào giá sản phẩm thuế giá trị gia tăng.

Thuế GTGT được đánh vào hầu như toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

3. Người nộp thuế GTGT

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.

Cụ thể bao gồm:

– Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;

– Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;

– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;

– Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu; – Doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

– Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

Theo dõi thêm bài viết: 

Chức năng của tiểu não và những căn bệnh làm suy giảm chức năng

Triệu chứng mọc răng khôn và những điều bạn PHẢI lưu ý

 

 

Xem thêm

  • Làm sao để phân biệt được đá massage tốt với đá kém chất lượng

Related posts

Top những đội bóng châu Phi nổi tiếng nhất lịch sử bóng đá

Truyện tranh Tokyo Revengers chap 74: Quay trở lại

Lê Nguyệt Minh

Tổng hợp kinh nghiệm thuê xe 45 chỗ đi biển

Leave a Comment